12 tháng 2, 2020

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC HỒ BƠI (BỂ BƠI) TIÊU CHUẨN

Xử lý nước hồ bơi là hoạt động cần thiết, diễn ra thường xuyên trong suốt quá trình vận hành của bể bơi nhằm đảm bảo sức khỏe cho người bơi.

Xử lý nước hồ bơi là hoạt động cần thiết, diễn ra thường xuyên trong suốt quá trình vận hành của bể bơi nhằm đảm bảo sức khỏe cho người bơi.

Tại sao phải xử lý nước bể bơi?

Sau một thời gian sử dụng, hồ bơi sẽ xuống cấp, nước trong hồ bị nhiễm khuẩn, vẩn đục, kích thích sự phát triển của rêu tảo. Điều này không chỉ gây tốn kém chi phí đầu tư của chủ hồ bơi do các thiết bị trong hồ bị giảm chất lượng và tuổi thọ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bơi, là nguyên nhân của nhiều bệnh về da, nấm, mốc, nảy sinh mầm bệnh trong người, rất nguy hiểm.

Chính vì vậy, bất kể là bể bơi lớn hay nhỏ cũng cần có các thiết bị hay hóa chất thích hợp để sẵn sàng xử lý nước đúng cách, đúng quy trình.

Quy trình xử lý nước hồ bơi đúng cách

Bước 1: Kiểm tra nồng độ pH và Clo Trước khi sử dụng các loại hóa chất, cần kiểm tra và xác định nồng độ pH và trong nước bằng bộ kit test nước bể bơi hoặc máy đo. Để các hóa chất phát huy tác dụng ở mức tối đa thì nồng độ pH phải đảm bảo nằm trong mức từ 7,2 – 7,6 ppm. Tốt nhất nên kiểm tra nồng độ pH và Clo của bể bơi thường xuyên 2 lần/ngày, 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi chiều trước khi đưa vào sử dụng. Việc này đảm bảo bạn có thể kiểm soát được nước bể bơi, giữ cho nước được cân bằng và ở mức thích hợp.

Cách kiểm tra nồng độ pH như sau:

  • Lấy mẫu thử vào ống nghiệm. Mẫu nước lấy ở độ sâu 40 cm để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
  • Nhỏ 2 – 3 giọt Phenol vào ống kiểm tra pH, 2 – 3 giọt OTO vào ống kiểm tra Clo.
  • Đậy nắp và lắc đều.
  • Đọc kết quả

Kiểm tra nồng độ pH và Clo.

Bước 2: Tiến hành xử lý hóa chất Tùy vào tình trạng bể bơi sẽ có những hóa chất thích hợp để xử lý. Một số một số hóa chất bể bơi có cấp phép sử dụng hiện nay được phân chia thành từng nhóm khác nhau dựa vào công dụng dụng của chúng, bao gồm:

  • Hóa chất khử trùng nước: Chlorine Bột, Clo viên (TCCA)
  • Hóa chất cân bằng pH: Soda ash, NaClO, pH, pH-
  • Hóa chất trợ lắng, làm trong nước: Trợ lắng PAC, PAM, Flocoulant, chất kết lắng dạng bột
  • Hóa chất tiêu diệt và ức chế rêu, tảo: Đồng bột (CuSO4), đồng ngậm nước

Khử trùng nước Bể bơi, đặc biệt là bể ngoài trời rất dễ bị nhiễm khuẩn bởi bụi bẩn, lá cây, ánh nắng mặt trời, axit trong nước mưa hay bụi bẩn trong không khí. Ngoài ra trong quá trình sử dụng, người bơi cũng tiết ra mồ hôi, các chất thải cơ thể làm cho nước bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn sau đó tác động ngược lại đến sức khỏe con người.

Trường hợp này, Chlorine thường được lựa chọn sử dụng để duy trì nồng độ Clo trong nước, ngăn không cho rêu tảo và vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nảy nở.

Liều lượng sử dụng:

  • Bể thường xuyên hoạt động chỉ nên sử dụng Chlorine duy trì hàng ngày từ 2 g – 3 g/1 m3 nước.
  • Bể gia đình ít sử dụng hơn cần giảm liều lượng ít hơn và ngược lại, tăng liều lượng đối với bể công cộng đông khách.

Điều chỉnh pH Đo nồng độ pH của nước bằng thiết bị chuyên dụng là bước đầu tiên trước khi điều chỉnh nồng độ để đảm bảo kiểm soát được tình trạng của nước hiện tại. Độ kiềm của nước tiêu chuẩn khoảng 80 – 120 ppm, độ pH tiêu chuẩn khoảng từ 7,2 – 7,6 ppm. Độ kiềm có vai trò làm đệm cho độ pH vì độ pH của nước khá nhạy cảm, để đo được chính xác nhất thì độ kiềm cần phải giữ đúng trong phạm vi đã định.

Nếu chỉ số đo được nằm ngoài mức chuẩn 7,2 – 7,6 ppm bạn cần điều chỉnh pH bằng cách tăng/giảm pH+ hoặc pH- với liều lượng như sau:

  • Tăng pH: sử dụng hóa chất pH+ với liều lượng cố định khoảng 1 kg/100 m3 nước. Khi đó nồng độ pH của nước sẽ tăng lên khoảng 0,2. Tùy vào nồng độ hiện tại để điều chỉnh lượng hóa chất cho phù hợp.
  • Giảm pH: Trong trường này cần sử dụng hóa chất pH– để cho vào bể bơi với tỷ lệ pha trộn là 1 kg/100 m3 nước. Với liều lượng này độ pH sẽ giảm xuống 0,1. Tùy vào nồng độ hiện tại để điều chỉnh lượng hóa chất cho phù hợp.

Trong trường hợp khối lượng nước cần xử lý lớn thì phải chia nhỏ ra nhiều lần, tránh việc nước bị sốc, phản tác dụng mong muốn. Nếu có hầm cân bằng thì bỏ hóa chất trực tiếp vào hầm, hóa chất sẽ qua hệ thống lọc. Khi đó, lượng axit sẽ giảm, độ pH trung hòa, đảm bảo đúng với mức quy định tiêu chuẩn. Lưu ý, sau 6h xử lý thì mới cho bể hoạt động trở lại.

Tiêu diệt và ức chế rêu tảo Trong môi trường nước đục, chứa nhiều bụi bẩn và chất thải, rêu tảo sẽ thuận lợi sinh sôi và phát triển. Rêu bám trên gạch, thành và đáy bể bơi làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu và đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước sử dụng và sức khỏe con người. Các hóa chất như CuSO4, Chlorine,… có tác dụng ức chế và tiêu diệt rêu tảo nhanh chóng, giúp duy trì nước luôn ở trạng thái trong, sạch, an toàn.

Cách sử dụng: 1 lít CuSO4 dùng cho 10m3 nước mỗi tháng. Lưu ý, chất diệt có tảo phản ứng với Clo nên cần đổ chất diệt tảo ngay phía trước cửa vòi xả.

Trợ lắng, làm trong nước Trợ lắng, làm trong nước là bước tiếp theo sau khi đã cân bằng nồng độ pH và Clo trong nước về mức tiêu chuẩn và xử lý hết các vấn đề gặp phải để loại bỏ tạp chất. PAC là chất được sử dụng thường xuyên nhất trong bước này.

Quy trình xử lý:

  • Để mặt nước ở trạng thái yên lặng (tắt hệ thống lọc nước)
  • Hòa tan lượng nhỏ PAC, khoảng 2 kg/100 m3/lần vào nước, rải xung quanh mặt hồ.
  • Đợi sau 6h khi hóa chất đã được hòa tan với nước, chất cặn bẩn trong nước sẽ bị một lớp màng lắng kéo hết xuống đáy, dùng các thiết bị bể bơi chuyên dụng hoặc robot vệ sinh để xử lý phần cặn bẩn đó.

Bước 3: Lọc tuần hoàn bằng hệ thống lọc Sau khi giải quyết các vấn đề bằng hóa chất, cần lọc nước hồ bơi qua hệ thống lọc hàng ngày. Có 2 hình thức lọc đang phổ biến trên thị trường là: lọc có đường ống (bao gồm máy bơm và bình lọc cát) và lọc sử dụng máy lọc thông minh.

Bình lọc cát có tay van 6 chức năng, tùy thuộc vào nhu cầu xử lý để vận hành chức năng tay van cho phù hợp, gồm có các chức năng sau:

  • FILTER: lọc nước
  • BACKWASH: rửa ngược
  • RINSE: rửa đường ống
  • WASTE: xả thải
  • RECIRCULATE: tuần hoàn nước
  • CLOSE: đóng van

Trong vòng từ 4 – 8 h, nước trong bể phải được lọc qua hệ thống lọc 1 lần. Thời gian nước chạy qua máy lọc càng ngắn thì khả năng máy bị hư hỏng cảng cao, chất lượng lọc càng thấp. Thời gian lọc đối với mỗi loại bể bơi: bể ngoài trời không quá 4 h/lần, bể nông không quá 2 h/lần, bể trong nhà khoảng 8 h/lần.

Quy trình lọc nước bể bơi.

Giải pháp xanh cung cấp các sản phẩm và quy trình cải thiện nguồn nước, bảo vệ môi trường không chỉ trong nuôi trồng thủy sản và còn xử lý nước sinh hoạt, sản xuất. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn cụ thể hơn!


Chia sẻ
facebook
twitter